Bênh trĩ là gì?

Bênh trĩ là gì?

Bênh trĩ là gì?

08:43 - 05/08/2019

TRISOMOS-HH tác dụng tốt cho bệnh TRĨ như thế nào??
HENIMIC đặc biệt tốt cho TÁO BÓN – Rất tốt cho người bị bệnh TRĨ
Cốm HENIMIC rất tốt cho nhiệt miệng ở trẻ em
BOCANA chữa tận gốc mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, mụn trứng cá
BOCANA bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu như thế nào?

BỆNH TRĨ

"Thập nhân cửu trĩ" - ông bà ta thường có câu như vậy ý rằng 10 người thì có đến 9 người bị trĩ, để thấy rằng trĩ là một bệnh tuy nhạy cảm nhưng lại rất thường gặp.

  1. Vậy bệnh trĩ là gì?

* Theo quan niệm của Y học cổ truyền

            Trung y cổ sách có ghi về bệnh trĩ như sau: phàm trong lỗ hốc có miếng thịt thừa lòi ra gọi là bệnh trĩ, có nhiều loại trĩ như: trĩ mũi, trĩ tai, trĩ hậu môn. Hình dáng trĩ không nhất định. Bệnh trĩ ở hậu môn có thể chia làm 2 loại: mọc ở ngoài hậu môn gọi là trĩ ngoại, mọc phía trong hậu môn gọi là trĩ nội. Những y văn cổ đều xếp trĩ, dò hậu môn nằm trong bệnh ngoại khoa. Đó là những bệnh của tổ chức khí quan nằm ở ngoài cơ thể hoặc ở nội tạng nào đó phát sinh ra những chứng trạng cục bộ.

Nguyên nhân trĩ : trong “Hoàng đế nội kinh“ đã ghi chép nguyên nhân sinh bệnh trĩ là do cân mạch bị giãn rộng, phát sinh ra bệnh trĩ không đơn giản cục bộ mà còn do cơ thể âm dương, khí huyết không điều hoà. Bên ngoài do lục dâm, bên trong do nội thương thất tình sinh ra.          - Thấp nhiệt sinh kiết lỵ, lỵ lâu ngày rặn nhiều sinh ra trĩ

            - Đại tràng tích nhiệt, đại tiện táo bón lâu ngày sinh trĩ.

            - Tả nhiều lâu ngày sinh trĩ.

            - Tỳ vị mất điều hoà, thấp nhiệt dồn xuống, khí huyết hư hao, đại tiện mót dặn nhiều thành trĩ.

            - Ăn uống không điều hoà, khi no quá, khi đói quá, uống rượu nhiều, ăn thức ăn cay nóng nhiều gây táo bón.

* Theo Y học hiện đại

 Trĩ  là một trong những bệnh phổ biến và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện. Trĩ được hình thành do quá trình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch gây nên. Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nângđỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây nhiều khó khăn vì bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ và tâm lý thường ngại khi đi khám vùng kín mà chỉ đến khi những triệu chứng đó càng ngày càng nặng gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới đi khám.

Ngoài cách phân loại trĩ nội (búi trĩ xuất phát phía trên đường lược - hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng) và trĩ ngoại (búi trĩ xuất phát phía trên đường lược); bệnh trĩ còn được phân loại dựa trên sự tiến triển của búi trĩ như sau:

            + Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

            + Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

            + Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

            + Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

 

 

 

 

 

 

 

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ:  khi các thành tĩnh mạch suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi sau đây sẽ làm phát triển bệnh trĩ:

            -  Bệnh viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên kéo dài gây rặn mạnh khi đại tiện.

            -  Do quá trình tăng áp lực xoang bụng khi lao động nặng, do ho (vì người bệnh mắc bệnh viêm phế quản mạn, dãn phế quản).

            - Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như  công việc đánh máy, thợ may...).

            -  Khi phụ nữ mang thai  tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.

  1. Triệu chứng của bệnh trĩ

Hai triệu chứng chính là chảy máusa búi trĩ.

            - Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục. Lâu ngày sẽ gây biến chứng thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ.

- Hiện tượng sa búi trĩ  thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu búi trĩ sa ra ngoài trong quá trình đi đại tiện rồi tự co lên được nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được và phải dùng tay đẩy lên. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ đó to lên dần và thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn.

            Ngoài 2 triệu chứng chính điển hình trên, còn kèm theo các triệu chứng khác như đi đại tiện khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn, viêm phù nề.... Đặc biệt là biểu hiện triệu chứng đau, đau tăng nhiều khi đi đại tiện. Đau tức tăng lên khi có biểu hiện viêm tại chỗ. Viêm là triệu chứng luôn đi kèm với các triệu chứng trên. Viêm có thể do sang chấn tại chỗ gây giãn mạch, thoát quản dịch rỉ viêm, hay do yếu tố cơ học gây cọ sát khi đi lại, đại tiện gây tổn thương mạch máu và mô mềm.

            Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch , nứt hậu môn, viêm cấp…. khiến bệnh nhân  khó chịu, cảm giác đau tức, nóng rát và ngứa, cần thiết phải can thiệp của bác sĩ.

  1. Điều trị bệnh trĩ

* Điều trị nội khoa

- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, uống nhiều nước;  hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng... Tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu, tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, tránh để bị táo bón.

- Sử dụng các thực phẩm bổ sung hỗ trờ phòng ngừa và điều trị trĩ, táo bón an toàn.

- Theo y học cổ truyền: dùng uống, đắp, hoặc xông các dược liệu có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, co mạch, thanh nhiệt, nhuận tràng... như hoè hoa, trắc bách diệp, dấp cá, đương quy, thảo quyết minh, đại hoàng...; dùng các bài thuốc bổ khí có tác dụng thăng để làm co búi trĩ.

* Điều trị ngoại khoa

- Tiêm thuốc gây xơ hoặc phẫu thuật lạnh bằng chất cực lạnh như khí carbonic, nitrogen lỏng làm lạnh búi trĩ, sau vài ngày thì búi trĩ hoại tử vô trùng không đau, 3 – 6 tuần thì lành sẹo, sẹo mềm và đẹp.

- Thắt búi trĩ bằng dây thun với dụng cụ đặc biệt.

- Mổ cắt trĩ nếu là trĩ sa.

            Ngay khi có các triệu chứng nhẹ, điển hình của bệnh, hãy lựa chọn phương pháp điều trị trĩ an toàn, hiệu quả tại nhà, tránh các triệu chứng nặng, gây ra biến chứng phải sử dụng các biện pháp can thiệp phức tạp.